Trong tình hình kinh tế hiện nay, các hoạt động vay tín dụng đang rất phổ biến, đôi khi vì kinh tế biến động dẫn đến người vay phát sinh nợ xấu, không chỉ khiến các tổ chức tín dụng phải xử lý theo quy định mà còn khiến người vay gặp những vấn đề bị ảnh hưởng. Vì vậy trong bài viết hôm nay Đức Phát sẽ cung cấp đến người đọc một trong những vấn đề được người vay tín dụng quan tâm nhất hiện nay đó là các loại nợ xấu hiện nay và nợ xấu có mua trả góp được không?

Khái niệm về nợ xấu
Trước khi đi sâu vào chi tiết các loại nợ xấu hiện nay- nợ xấu có mua trả góp được không? ta cùng tìm hiểu nợ xấu là gì
Nợ xấu là để chỉ những trường hợp nợ quá hạn, khi vay ngân hàng,các tổ chức vay tin dụng đều có cam kết thời hạn trả nhưng đến thời gian trả thì bên vay không thanh toán nợ và kéo dài trong thời gian dài dù là có chủ đích hay không có chủ đích. Khiến ngân hàng và các tổ chức tín dụng, các công ty tài chính đau đầu giải quyết, thậm chí hiện một số người đi vay nhưng không nắm rõ quy định, nắm được khái niệm mức độ phân loại nợ xấu hiện nay và sự ảnh hưởng của nợ xấu nếu mình gặp phải.

Các loại nợ xấu hiện nay
Theo quy định của Tổ chức tín dụng của quốc gia Việt Nam gọi tắt là CIC phân loại nợ xấu thành 5 mức độ sau:
Nhóm 1:
Nhóm nợ tiêu chuẩn được đánh giá theo tiêu chí sau:
Người vay thanh toán nợ trong thời hạn và được nhận định là có khả năng thanh toán đầy đủ khoản nợ gốc và lãi nợ đúng thời hạn quy định. Hoặc thanh toán nợ trong vòng 10 ngày tính từ thời hạn trả và được nhận định là có khả năng thanh toán đầy đủ khoản nợ đã vay và khoản lãi nợ đúng thời hạn quy định
Nhóm 2:
Nhóm 2 là nhóm cần chú ý theo dõi kể từ khi thanh toán nợ không đúng thời hạn, vượt quá thời hạn thanh toán quy định 10 ngày trở lên cho ngân hàng, tổ chức, công ty tài chính đã vay. Ví dụ trong 3 năm gần đây bạn có thời điểm nào bạn đã từng trả chậm khoản vay trên 10 ngày thì tức đã phạm vào nhóm nợ xấu 2.
Nhóm 3:
Người vay nợ khi không thực hiện thanh toán nợ quá hạn từ 30 ngày đến dưới 90 ngày sẽ thuộc nhóm nợ xấu 3.
Nhóm nợ này sẽ được các công ty tài chính, ngân hàng cơ cấu lại thời hạn thanh toán theo quy định, đồng thời các khoản vay của nhóm nợ này sẽ được miễn hoặc giảm lãi suất vay chỉ thu hồi lại nợ gốc.
Nhóm 4:
Là những người vay chưa thanh toán nợ trong vòng 90 ngày đến 180 ngày kể từ thời hạn thanh toán theo quy định.
Nhóm nợ này sẽ được các công ty tài chính, ngân hàng cơ cấu lại thời hạn thanh toán từ 30 đến 90 ngày theo quy định, và tiếp tục cơ cấu lại lần 2.
Nhóm 5:
Là những người vay nợ nhưng chưa thanh toán trong vòng 360 ngày kể từ thời hạn thanh toán theo quy định, có khả năng mất vốn.
Đối với các nhóm nợ xấu có khả năng mất vốn thì ngân hàng, công ty tài chính sẽ quy định lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên. Và tiếp tục cơ cấu lần thứ 2 và lần thứ 3 dù đã bị quá hạn.

Vậy nợ xấu có thể mua trả góp được không?
Nợ xấu là vấn đề nhạy cảm liên quan đến tài chính mà bản chất của hoạt động mua hàng trả góp là vay tín chấp dựa vào uy tín của khách hàng để duyệt mua trả góp. Vì vậy khi khách hàng có nhu cầu mua hàng trả góp sẽ tuỳ vào mức độ của nhóm nợ xấu mà khách hàng đã và đang phạm phải mà công ty hay ngân hàng có đồng ý cho khách hàng trả góp hay không.
Nhưng hiện nay thường các khách hàng có lịch sử thuộc nhóm nợ xấu từ 3 đến 5 sẽ không thể thực hiện mua hàng trả góp vì nhóm nợ xấu gây ảnh hưởng đến uy tín của khách hàng, các ngân hàng, tổ chức cũng không thể duyệt cho mua trả góp vì sợ rủi ro cao.
Xem thêm : Ý nghĩa và tầm quan trọng của phong thủy trong bất động sản
Tuy nhiên, nếu khách hàng từ trước đến nay có lịch sử thanh toán nợ đúng hạn không thuộc nhóm nợ xấu nhưng vì gặp phải một vài lý do bất khả thi dẫn đến thanh toán trễ thời hạn như thiên tai, tai nạn…thì có thể xem xét cho vay nếu hiện tại khách hàng đáp ứng được điều kiện tài chính.
Bài viết trên Đức Phát đã giải đáp câu hỏi thắc mắc ở tiêu đề về phân loại các nhóm nợ xấu hiện nay, nợ xấu có mua trả góp được không? để giúp bạn đọc lưu ý khi tham gia các hoạt động vay tài chính tại ngân hàng hay tổ chức tài chính một cách hợp lý để không gây ảnh hưởng đến cá nhân và hộ khẩu về sau.